Diễn đàn 12A6-NTB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn 12A6-NTB

Diễn đàn những người bạn đã từng chung lớp 10,11,12A6 Trường PTTH Nguyễn Thái Bình 1984-1987


You are not connected. Please login or register

Hỏi 12A6

4 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Hỏi 12A6 Empty Re: Hỏi 12A6 Fri Jul 03, 2009 10:32 pm

dtnghia

dtnghia

Gởi cô Tuyền và các cô, các bác:

Con cám ơn cô và các bác đã đóng góp ý kiến cho con. Hổm rày con đi học ngoan lắm. Ba mẹ có thưởng cho con. Hehe... "được nghỉ học một bữa", quá xá đã!

Con được đi xuồng ba lá, đi phà, ba ẳm con qua cầu khỉ, ăn thịt chuột nướng ngũ vị. Nói thiệt mấy cô chú bác nghen, quá xá đã, quá xá đã...

Mai mốt con làm bộ không thèm đi học thế nào ba mập cũng tìm cách thưởng con nữa cho coi.

Report các cô các bác sau nha.

Con cám ơn các cô, các bác nghen.

Con Lam Anh

2Hỏi 12A6 Empty Re: Hỏi 12A6 Fri Jun 26, 2009 11:59 pm

nttuyen



Mấy ý kiến Nghĩa trích là chính xác lắm đó.
. Bài sưu tầm dưới đây, giới thiệu cho phụ huynh rõ ràng hơn về trường mẫu, nơi ta gửi gắm lần đầu tiên, "tài sản" quý nhất của mình.


NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN ĐẾN TRƯỜNG.

Các trường mẫu giáo sẽ nhận những trẻ em từ 3 đến 6 năm tuổi. Hầu hết trẻ em được bắt đầu gửi đến trường mẫu giáo
từ lứa tuổi này.

Đối với các bậc cha mẹ phải đi làm thì việc gửi con cái mình vào trường mẫu giáo là một điều cần thiết. Đó chính là một trong những vai trò cuả trường mẫu giáo, nếu chỉ nhìn qua hình thức vớiquan niệm hẹp hòi, là nơi nhận đầy các trẻ em và trông giữ chúng cho cha mẹ chúng đi
làm. Nhưng tất cả các bậc cha mẹ đều xem đó như một lợi ích khác, vì trường mẫu giáo trước hết là một nơi giáo dục (xã hội, ngôn ngữ, vận động…), có tính chất hổ trợ , dự bị trước khi chính thức bước vào bậc tiểu học. Với hai vai trò này, trường mẫu giáo đã chứng minh từ khi đươc thành lập , là một nền giáo dục năng động lạ thường.

Trường mẫu giáo xác định rõ mục đích phát triển thể chất, đạo đức và tinh thần cho đứa trẻ. Những đứa trẻ được gửi vào trường mẫu giáo đều có những điểm xuất phát không đồng đều mà nhà trường không thể tránh được sự đối phó với việc này. Tùy theo môi trường văn hoá, xã hội hay gia đình nơi đứa trẻ được sinh ra, các đứa trẻ đều thích hợp và hưởng thụ giáo dục không giống nhau. Nhưng chính những đứa trẻ này từ một căn bản đầy khiếm khuyết đã có những khó khăn trong việc bày tỏ và liên kết với nhau, nhưng trường mẫu giáo có thể làm được những điều này tốt nhất. Trường mẫu giáo đối với tất cả các trẻ em đều có ích, đặc biệt đối với những trẻ có khó khăn về xã hội hay văn hoá thì không thể thiếu được. Những kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em ít có nguy cơ lưu ban sau này ở bậc tiểu học một khi đã được bước qua ngưỡng của mẫu giáo, với mối liên hệ này trường mẫu giáo trở nên thiết thực hơn với mọi đứa trẻ. Cho nên đừng bao giờ quên vai trò toàn vẹn và hậu bị của trường học. Trường học làm giảm bất đồng trong thời kỳ sớm nhất, mặc dù trường học không phải là lúc nào cũng đầy đủ phương tiện vật chất hay nhân sự.

GIÁO VIÊN MẪU GIÁO

Giáo viên mẫu giáo đều là phụ nữ. Tất cả đếu tình nguyện làm việc trong môi trường này và được hưởng một sự đào tạo tương đương với những giáo viên của bậc tiểu học. Được động viên để làm việc bên cạnh trẻ thơ , họ có vẻ được nâng đỡ hơn những giáo viên tiểu học, bởi vì các đứa trẻ cần được tiếp cận với các nhu cầu được hoạt động, được trò chuyện, tính khí của đứa trẻ , sự vụng về và các năng lực của chúng. Không bị chi phối bởi chương trình cứng rắn cho phép họ áp dụng những phương pháp hiện đại hơn, năng động hơn và những p.pháp giáo dục chú ý đến từng đứa trẻ.

Rất cần thiết để cho họ được tự do tìm tòi, sáng tạo, tu chỉnh một p.pháp giáo dục và hoạt động của họ trong lớp học, linh hoạt uyển chuyển với những chỉ đạo của cấp trên cũng như yêu cầu của các phụ huynh. Các bậc phụ huynh ít tạo được kết quả trong việc phát triển đứa trẻ, và trong thế giới đầy rẫy sự ganh đua, phụ huynh thường muốn trường mẫu giáo áp dụng sớm những chương trình bậc tiểu học cho những trẻ sớm thích nghi và vượt qua chương trình mẫu giáo – mà trường mẫu giáo không phải được thành lập ra để làm việc đó. Vào một lớp mẫu giáo trong ngày, chúng ta có thể thấy những trẻ rất năng động hay chăm chỉ, tập trung trong một đề tài chung hay phân chia thành từng nhóm nhỏ sinh hoạt, im lặng hay ồn ào; các đứa trẻ như đang trong cuộc sống, như đang chơi, vừa học vừa chơi, nói chung, chỉ là chơi.


SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO

Rất đa dạng và không thể kể ra tất cả ở đây. Những sinh hoạt chính trong lớp học mẫu giáo phần lớn tập trung vào sự chăm sóc thân thể : thay quần áo, xếp hàng đi vệ sinh, lau rửa chân tay, đi chơi, đi ngủ là chiếm nhiều thời giờ nhất. Đứa trẻ học mẫu giáo trải qua phần lớn thời gian trong ngày để tự học chăm sóc cho mình, hay chờ đến lượt mình tập các bài học vệ sinh. Bên cạnh đó là sinh hoạt có nhiều tính giáo dục, tập trung các trò chơi mà người ta có thể tập hợp nhiều thành phần .

. Những sinh hoạt thể chất và các hoạt động bằng các dụng cụ lớn nhỏ, những bài tập luyện theo nhịp điệu, chạy nhảy, tập thể dục …

. Sinh hoạt tự do hay thảo luận, sinh hoạt trong lớp hay
ngoài trời. Các đứa trẻ đươc sinh hoạt theo nhóm trong các điểm ấn định: góc chơi búp bê, góc chơi nấu ăn, góc chơi xếp hình, góc chơi xây dựng, góc đọc sách…

. Những sinh hoạt sáng tạo và những trò chơi chế biến từ những vật liệu rời. Sự tưởng tượng của những người giáo viên về mặt này thật đầy ấn tượng.

. Những sinh hoạt thám du.

. Những sinh hoạt ngôn ngữ , ca hát, phát biểu cảm tưởng…

. Sinh hoạt chuẩn bị cho bậc tiểu học, tập đọc,viết vẽ, tính toán…

. Sinh hoạt tập thể trong các bữa ăn, học sự phân chia thực phẩm, các buổi lễ truyền thống…



(Trích "Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em" - Thiên Thanh biên dịch )

----------

3Hỏi 12A6 Empty Re: Hỏi 12A6 Fri Jun 26, 2009 8:42 pm

dtnghia

dtnghia

Gởi Bác Thái và cô Tuyền

Ba Nghĩa cảm ơn cô Tuyền, tiếp sức với cô:


Bố mẹ cần giúp con thích nghi với môi trường mới

Thực tế, rất ít trẻ tự nguyện đến lớp. Các bậc phụ huynh và các cô giáo thường rất vất vả trong những ngày đầu bé đi nhà trẻ. Sự thay đổi môi trường từ gia đình đến nhà trường, từ chỗ thân thuộc đến nơi mới lạ sẽ làm nhiều bé cảm thấy bất an, đa số các bé đều khóc, thậm chí có những trẻ còn ốm hay tỏ vẻ thất thần.
Theo tiến sĩ Thoa, muốn giúp bé nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, bố mẹ phải thật kiên trì. Đặc biệt, các bậc phụ huynh tránh lấy nhà trường, cô giáo ra dọa trẻ, chẳng hạn như: "Nếu con không ăn mẹ sẽ đưa đến lớp đấy", hay "nếu con hư thì mẹ mách cô giáo nhé"... Khi ở nhà, bạn cũng nên thường xuyên nói những điều tốt và vui vẻ về lớp học. Bố mẹ có thể giúp bé làm quen dần với môi trường mới bằng cách ban đầu để bé đến chơi, rồi thời gian ở lớp mới đầu ngắn, sau tăng dần lên nửa buổi, cả buổi, cả ngày.
Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt, cho bé đi ngủ sớm, dậy đúng giờ để buổi sáng tỉnh táo thì đưa đến lớp bé sẽ đỡ cáu bẳn hơn. Ngoài ra, bạn chớ chiều theo ý bé mà cho con nghỉ học nhiều hoặc trong những ngày nghỉ vui chơi thái quá bởi sau đó trẻ không muốn đi học nữa vì phải thích nghi lại. Bạn nên thường xuyên trao đổi với cô giáo về cá tính, thói quen của con, cố gắng làm sao để nề nếp sinh hoạt giữa ở lớp và ở nhà không khác biệt quá.


Theo Minh Thùy/VNE

4Hỏi 12A6 Empty Re: Hỏi 12A6 Fri Jun 26, 2009 12:43 am

nttuyen



. Gửi Thái.
Thực ra chuyện "cậu ấm" của Thái hay "cô chiêu" của Nghĩa đang trải qua không phải là cá biệt đâu. Bình thường đó. Cháu bé nhà Tuyền được ba tuổi rưỡi, đi học đã gần năm nay, tuy đã bớt nhè, hoà nhập được đôi chút nhưng nếu nói "mê" đi học thì ... không có đâu. Giống như là "khổ nạn" mà bé và chúng ta phải đi qua, bằng bất cứ cách nào, "khổ sở" ra sao, vì việc gia nhập môi trường học đường ở giai đoạn này là cần thiết. Nếu để trể hơn, sẽ có những "hoạn nạn" ở những chuyện khác lớn hơn. (T. có vài người bạn dạy tiểu học kể lại : cá biệt có những bé chưa được qua giai đoạn mẫu giáo, khi vào tiểu học, vô trường là khóc suốt buổi, kéo dài hết cả 3 tháng đầu).
. T. có được hai bài sưu tầm về "vụ" này (tương đối), T. sẽ thu xếp giới thiệu để Thái tham khảo. Chờ nhé !

----------

5Hỏi 12A6 Empty Re: Hỏi 12A6 Fri Jun 26, 2009 12:08 am

nttuyen



Theo cô Tuyền, ý Lam Anh mới khó đoán, chứ ý ba Nghĩa của con, cô Tuyền đoán dễ ... ẹt. Mà "đoán" gì chứ ? Cô Tuyền gợi ý đó, mà tới ba bốn ngày "uống trà ngắm lan", ba con mới giơ tay phát biểu geek . Cô không nỡ ăn sô-cô-la của con đâu. Con gái cứ yên tâm. Cô sẽ "tính sổ" với ba con sau. Có lẽ sắp tới con sẽ chỉ "tung tăng" đi mẫu giáo "mình-ên" thôi. Hy vọng ngày con vào tiểu học, con sẽ cùng ba dẫn một "tiểu đệ" nam giống ba con hồi ba tuổi xưa kia , vô trường mẫu giáo nhé !


---------

6Hỏi 12A6 Empty Re: Hỏi 12A6 Thu Jun 25, 2009 11:48 pm

dtnghia

dtnghia

Ui Cô Tuyền ơi,

Con cảm ơn cô "mổ xẻ" cái "không đáng" mà "rất đáng" của con.

Con cứ buồn là không có mẹ bên cạnh, cứ Sad hoài vậy...

Con có hỏi ba "Con là bé ngoan mà sao khóc nhè vậy ba, con thích đi học nhưng vẫn muốn ở nhà"

Cô Tuyền ơi, coi tìm hoài mà không thấy ai giống ba Nghĩa của con hết đó (eh, ba Nghĩa nói đó nha, cho oai chút coi! Very Happy )

Ba Nghĩa nói " Ba sắp có ý kiến rồi, đợi tranh thủ "hậu trường" chút". con cũng đang mong ý kiến của ba.

Cô Tuyền hay các bác mà đoán được ý ba con thì con xin "trích đoạn" hết phần sô-cô-la của con luôn đó Sad Con "nghi nghi" rồi...

Mong sao cô Tuyền và các cô chú đừng đoán đúng ý ba con, con hết sô-cô-la ... Sad Sad Sad

7Hỏi 12A6 Empty Re: Hỏi 12A6 Thu Jun 25, 2009 11:23 pm

qhthai

qhthai

Cám ơn bác T nhiều !

Mấy bữa nay cả nhà mình đang đau đầu vì cu cậu nhà minh lần đầu tiên đi học.Tính tình thay đổi hẳn,hết hồn nhiên nghich ngợm mà cứ ủ rũ buôn,cả nhà ai cũng sót.May quá có bài phân tích của bác làm mình cũng hiểu được một số nguyên nhân.Bác T có thêm thôntg tin về cách khắc phục tình trạng này thì đưa lên cho mình "ngâm cứu"với nhé.Một lần nữa xin cám ơn bác nhiều.

Thân ái.

8Hỏi 12A6 Empty Giải ... thích ? Wed Jun 24, 2009 11:23 pm

nttuyen



Vì thấy Lam Anh (hay ba con) muốn "hậu tạ" bằng sô-cô-la , thành ý ghê nên cô Tuyền ráng "lục lọi", gửi cho ba Nghĩa mấy dẫn giải này, mời ba Nghĩa xem thử, không biết là có "giải toả" âu lo cho ... ba mẹ Lam Anh được hay không ?


Like a Star @ heaven ... NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THÍCH NGHI


Có một số trẻ gặp khó khăn khi nhập trường. Những việc từ chối kéo dài vài ngày thường diễn ra, nhất là ở những trẻ chưa bao giờ rời khỏi gia đình.Chúng ta phải quan tâm đến thái độ này của đứa trẻ.
. Đứa trẻ có nhiều cách bộc lộ sự từ chối đến trường. Những cơn giận dữ hay khóc lóc nỉ non là thường tình nhất và có hiệu quả nhất. Mỗi buổi đến trường các sự việc này được tái diễn, đứa trẻ bám chặt lấy cha mẹ, khóc lóc không cho họ đi. Những đứa trẻ khác có thể bộc lộ sự từ chối bằng chính cơ thể chúng hay những lời than vãn mơ hồ (đau ốm không nguyên nhân rõ rệt, tiêu chảy kéo dài, đau họng, viêm tai...). Trong khung cảnh trường lớp, một số đứa trẻ thể hiện cơn choáng bằng các thái độ thô bạo và nhanh chóng bị loại ra. Một số khác lại tự khép kín với các thể hiện mệt mỏi, dửng dưng hoặc bất động.
. Những nguyên nhân của việc từ chối đi học thật đa dạng . Thí dụ trong trường hợp một đứa trẻ đang được cha mẹ bảo bọc chưa thể tự chủ và có cảm tưởng rằng bé không thể sống thiếu mẹ được. Trong trường hợp khác, cha mẹ cải cọ nhau và đứa trẻ e sợ có chuyện xảy ra trong lúc bé vắng nhà. Hoặc một đứa trẻ khác có ý tưởng là ở nhà cha mẹ luôn chăm sóc cả ngày cho đứa em nhỏ. Đối với một đứa trẻ có tính hay lo âu, việc đưa đến trường có thể hiểu là một sự loại trừ, một sự cách ly hay mẹ đã bớt thương mình. Và còn có một vấn đề nữa có thể đến từ trường học. Bé không hợp ý với cô giáo và sợ sệt những người khác chung quanh Bé ở trường. Bé đối diện với những kinh nghiệm khó chịu...
Thật là khó làm cho đứa trẻ bộc lộ những ý tưởng nêu trên nhưng nhất thiết phải cố gắng tìm hiểu, với sự giúp đỡ của các giáo viên về những biểu hiện của Bé trong sinh hoạt ở trường hay những lời nói với cô giáo phụ trách. Việc cần thiết là trấn an đứa trẻ và thể hiện tình thương của cha mẹ trao cho Bé không thay đổi, không quên được Bé, hoặc có thể gần gũi với Bé là cách duy nhất giúp đỡ Bé.
Cuối cùng cũng có một số trẻ từ chối đến trường do Bé chưa chín muồi để chịu đựng sinh hoạt tập thể trong suốt ngày ở một môi trường phân tán...

( Sưu tầm )
---------



Được sửa bởi nttuyen ngày Fri Jun 26, 2009 12:47 am; sửa lần 2.

9Hỏi 12A6 Empty Re: Hỏi 12A6 Tue Jun 23, 2009 12:45 pm

dtnghia

dtnghia

Con chào cô Tuyền và cô Thúy,

Con thấy giãi pháp nào cũng hay hết. Con cảm ơn các cô. Bữa nào con "trích đoạn" một ít sô-cô-la gởi các cô ăn cho vui, coi như là quà cảm ơn của con Sad

Sáng nay con vẫn không chịu đi học mà đòi qua nội chơi. Ba nói "để ba chở lên trường xin phép và chào cô rồi ba chở qua nội". Bây giờ con đang ở trong lớp nè các cô Sad

Thôi con chào các cô, con đi ngủ tiếp đây Sad

Con Lam Anh

10Hỏi 12A6 Empty Giải pháp 2 Tue Jun 23, 2009 1:20 am

ptnthuy

ptnthuy

Con gái cưng giống ba quá hà ! Con nói ba mua cho con nhiều kẹo mang vào lớp phát cho các bạn . Ba Nghĩa kể nhiều chuyện tiếu lâm cho con nghe con vô lớp kể lại cho các bạn nghe Ngày nào các bạn cũng mong được chơi với con . Như vậy con sẽ có nhiều bạn ,con sẽ hết buồn và sẽ siêng đến lớp

11Hỏi 12A6 Empty Giải pháp 1 ? Mon Jun 22, 2009 11:27 pm

nttuyen



( Chu choa, sao mà "đúc" khéo dữ dzậy chời ! Rolling Eyes )

. Chào Lam Anh - con gái ba Nghĩa Mập. Cô là bạn cùng lớp với Ba Nghĩa ngày xưa, mà thôi nói chi dài dòng, cứ nói Cô Tuyền là ba bé "biết" ngay! Cô có đọc "thắc mắc biết hỏi ai" của ... con (?) rồi. Nhắn ba Nghĩa : Kiếm cho con một bạn đồng môn nam " dễ xương" như ba Nghĩa hồi ba tuổi xưa kia, cùng đến lớp. Bảo đảm con sẽ đến lớp "ngon lành" như ý ... ba Nghĩa . sunny Chào ... con gái !


------

12Hỏi 12A6 Empty Hỏi 12A6 Mon Jun 22, 2009 7:52 pm

dtnghia

dtnghia

Con chào các bác,

Con tên là Lam Anh con gái của ba Nghĩa(con hay gọi ba là "cục mập" vì con là "cục cưng" mà...)

Đây là hình con

Hỏi 12A6 DSC_0001

Con được 03 tuổi rồi. Con đang đi học hè lớp mầm. Mấy ngày đầu đi học con thích lắm, thích xích đu, thích cầu tuột, đồ chơi nhiều thật là nhiều... con thích đi học lắm!

Hổng biết sao bây giờ con chán đi học rồi. Nào là cô la con, bạn xô con té, không được coi phim hoạt hình... Con buồn lắm, con muốn tới lớp nhưng sáng nào con đến lớp cũng khóc nhè và đòi về với mẹ.

Các bác nói cho con nghe con phải làm sao để hết khóc nhè và vui vẻ đến lớp đây?

Mong tin các bác, chúc các bác nhiều sức khỏe.

Con Lam Anh

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết